0

Rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành | Safe and Sound

Rối loạn phổ tự kỷ thường được chẩn đoán ở thời niên thiếu, với tỷ lệ mắc là 1 trên 100 trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp mới được chẩn đoán khi đã bước vào tuổi trưởng thành. Vậy rối loạn phổ tự kỷ ở người trường thành có ảnh hưởng như ở trẻ em không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nguyễn Hoàng Nguyên | Thạc sĩ. Bác sĩ – Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành có dễ dàng chẩn đoán?

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp biểu hiện đặc trưng bởi sự thiếu hụt dai dẳng về kỹ năng xã hội cùng các hành vi lặp lại và giảm hoặc thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện này cứ 100 trẻ thì sẽ có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em thường dễ dàng hơn so với người lớn. Đối với một số người trưởng thành, được chẩn đoán rối loạn phổi tự kỷ có thể là một bất ngờ không mong muốn. Đôi khi, họ còn từ chối hoặc lo lắng về chẩn đoán này. Tại Mỹ, hơn 5,4 triệu người trưởng thành được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, trong đó có một phần nhỏ mới nhận được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ.

Ảnh 1: Rối loạn phổ tự kỷ phát hiện muộn ở tuổi trưởng thành

Ở người trưởng thành, rối loạn phổ tự kỷ được chẩn đoán muộn vì đôi khi cha mẹ và bác sĩ có thể gặp phải hội chứng “chức năng cao” ở trẻ tự kỷ hay còn biết tới với tên gọi hội chứng Asperger. Trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn có khả năng phát triển ngôn ngữ bình thường, có khả năng tập trung và một số lĩnh vực cụ thể và có xu hướng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những đứa trẻ này vẫn có các dấu hiệu của trẻ rối loạn phổ tự kỷ như khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp xã hội, hiểu cảm xúc hay hành vi phi ngôn ngữ của người khác. Chỉ có điều chúng không cần bố mẹ hay người thân phải hướng dẫn hay hỗ trợ khi tham gia các hoạt động xã hội nên có thể bị bỏ qua chẩn đoán. Ngoài ra, chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ cũng có thể bị nhầm với tăng động giảm chú ý (ADHD) vì cùng biểu hiện khó khăn trong giao tiếp xã hội hay các hành vi lặp lại. Có thể thời thơ ấu những người này được chẩn đoán là mắc ADHD nhưng mãi cho đến tuổi trưởng thành thì các dấu hiệu về tự kỷ mới rõ ràng do vượt quá khả năng giao tiếp xã hội.

2. Triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành

Chúng ta có thể chia triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành làm hai loại là các triệu chứng chính và các triệu chứng khác. Triệu chứng chính của rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành là cảm thấy khó hiểu với những gì người khác đang suy nghĩ hoặc cảm nhận. Họ thường rất lo lắng về các tình huống xã hội, cảm thấy khó kết bạn và thích ở một mình. Những người lớn này thường tỏ ra thô lỗ, thẳng thằng và không quan tâm đến những người mà không thân thiết với họ. Ngoài ra, họ cũng cảm thấy khó khăn khi chia sẻ những vấn đề của bản thân với những người xung quanh. Một triệu chứng nữa của người rối loạn phổ tự kỷ là họ hiểu mọi thứ theo nghĩa đen, không thể hiểu những phép ẩn dụ hay sự mỉa mai của người khác. Họ có cùng một thói quen mỗi ngày và rất lo lắng nếu nó thay đổi.

Ảnh 2: Người tự kỷ tức giận khi bị thay đổi lịch trình hàng ngày

Ngoài các triệu chứng chính, rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành còn gặp các dấu hiệu khác như không hiểu hết các quy tắc xã hội, tránh giao tiếp bằng mắt thường. Đôi khi họ có thể tiếp xúc quá gần gũi với một người nào đó hoặc đôi khi họ lại rất khó chịu nếu như ai đó đến chạm vào hoặc đứng quá gần họ. Một trong những điều thú vị ở người rối loạn phổ tự kỷ là họ có thể nhận thấy những chi tiết nhỏ như hoa văn, mùi hoặc âm thanh mà người khác không có thể nhận ra. Họ sẽ cực kỳ quan tâm đến một số chủ đề hoặc hoạt động nhất định và họ sẽ lên kế hoạch cho mọi thú thật cẩn thận để thực hiện chúng

: Rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound